Blog cây cảnh, Kinh nghiệm decor

Tác dụng và tác hại của cây Kim Ngân mà bạn cần biết rõ

tác dụng của cây kim ngân

Đến bây giờ vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ hết những tác dụng của cây kim ngân dùng trong phong thủy và trong y học. Bài viết dưới đây, TA – Decor sẽ chia sẻ đến bạn công dụng và tác hại của cây Kim ngân. Nếu bạn quan tâm, đừng bỏ qua bài viết hữu này nhé!

Tìm hiểu về cây kim ngân

Cây kim ngân, hay còn gọi là nhẫn đông (Lonicera japonica Thunb.), họ Kim ngân (Caprifoliaceae) là cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ, sau nhẵn, màu hơi đỏ có vân. Lá mọc đối, hình mũi mác. Cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá, thành xim hai hoa.

Hoa lúc mới ra màu trắng, sau chuyển thành màu vàng. Trên cùng một cành có lẫn cả hoa trắng và hoa vàng. Vì thế có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả hình cầu màu đen. Kim ngân được phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc và các tỉnh trung Tác dụng kì diệu 50 cây thuốc quanh ta 78 du, như Lào Cai, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Giang…

Hiện nay, ngoài mọc hoang, kim ngân đã được trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc. Vị thuốc là hoa và dây kim ngân.

Tác dụng của cây kim ngân theo phong thủy và y học

tác dụng của cây kim ngân

Tác dụng của cây kim ngân theo phong thủy và y học

Theo phong thủy

cây xanh như là một máy lọc không khí cần thiết phải có trong nhà để giúp thanh lọc không khí, cải thiện môi trường và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Và cây Kim Ngân cũng vậy.

Ngoài chức năng thanh lọc độc tố có hại cho môi trường sống, cây Kim Ngân còn có khả năng đuổi muỗi rất tốt.

Về mặt thẩm mỹ, Kim Ngân đang được rất nhiều người chọn lựa làm vật trang trí ở góc nhà, công ty,…

Xem thêm: Cây kim ngân hoa có tác dụng gì trong y học? Chữa bệnh nào?

Theo y học

Nước sắc hoa kim ngân có tác dụng làm tăng đường huyết (thỏ), tác dụng chống choáng phản vệ, ức chế nhiều chủng vi khuẩn: tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, lỵ Shiga, dịch hạch, bạch hầu, E. coli, liên cầu khuẩn tan máu…

Theo YHCT , kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thanh giải biểu nhiệt, thanh thấp nhiệt. Dùng trị các bệnh mụn nhọt, đinh độc, nhọt vú, nhọt trong ruột, dị ứng, mẩn ngứa. Còn dùng trị ngoại cảm phong nhiệt, sốt nóng ở thời kỳ đầu, trị lỵ, hoặc tiểu tiện ra máu, sưng đau hầu họng, viêm amidan, đau mắt đỏ.

Liều dùng, ngày 12-20g (hoa), 12-16g (dây kim ngân), dạng thuốc hãm, sắc.

Người ở thể hư hàn, hoặc những trường hợp mụn nhọt đã có mủ vỡ loét không nên dùng. Cần lưu ý, dây kim ngân có tác dụng thanh nhiệt giải độc (yếu hơn hoa kim ngân), lưu thông kinh lạc, dùng trị các đau nhức gân, cơ.

Tác hại của cây kim ngân mà bạn nên cẩn thận

Như vừa nói ở trên, cây kim ngân là cây không độc nên kể cả khi ăn lá cây kim ngân bạn cũng không sợ vấn đề bị trúng độc nhưng sẽ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đau bụng, buồn nôn thậm chí đi ngoài. Do đó, dù cây không có độc nhưng cũng không nên ăn lá cây và nên để xa tầm với của trẻ em. Ngoài tác hại này thì cây kim ngân gần như không có tác hại gì đáng nói.

Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc cây kim ngân có độc không hay cây kim ngân để trong nhà có độc không thì câu trả lời là không. Cây kim ngân là được trồng nhiều để lấy gỗ và cây này không chứa độc tố. Còn về tác hại của cây kim ngân thì nếu bạn ăn lá cây có thể khiến cơ thể bị rối loạn tiêu hóa chứ không có vấn đề gì lớn. Do đó, nếu trồng cây kim ngân trong nhà làm cảnh, bạn chỉ cần chú ý để cây xa tầm với của trẻ nhỏ và dặn trẻ không nên bứt lá cây cho vào miệng là được.

Vậy cây kim ngân có độc không?

Theo các tài liệu nghiên cứu và đánh giá về cây kim ngân thì loại cây này là cây trồng lấy gỗ rất phổ biến và rất an toàn với sức khỏe con người. Từ trước tới nay, cũng chưa hề có vụ việc gì liên quan đến sức khỏe do cây kim ngân gây ra. Vậy nên, cho đến này thì cây kim ngân là loại cây không độc.

Một số thông tin trên các website nói rằng cây kim ngân có chứa độc tố trong nhựa cây, khi ăn phải sẽ khiến cơ thể có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đi ngoài. Vấn đề này do lá cây và nhựa cây khi vào dạ dày sẽ khiến hệ tiêu hóa phản ứng lại cho rằng đây là thực phẩm không tốt cho cơ thể. Khi xác định các thực phẩm không tốt cho cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ có phản ứng gây buồn nôn, đau bụng để đẩy trực tiếp các thực phẩm đó ra ngoài chứ không phải do các bạn bị trúng độc từ lá cây.

Tìm hiểu ngay: Cách trồng và kỹ thuật trồng cây kim ngân hoa đơn giản nhất

Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về tác dụng của cây kim ngân cũng như tác hại của nó. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn về cây cảnh phong thủy nhé! Chúc bạn ngày mới tốt lành!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *