Blog cây cảnh, Kinh nghiệm decor

Một số nguyên tắc uốn cây cảnh phong thủy, bonsai bạn nên biết

Một số nguyên tắc uốn cây cảnh phong thủy

Trong giới chơi chơi cây cảnh, có rất nhiều nguyên tắc uốn cây cảnh phong thủy để có thể tạo ra được một cây đẹp, độc và lạ. Không những nó có giá trị thẩm mỹ, mà còn có thể tăng giá bán của cây. Để phát hiện được lỗi trong quá trình uốn, bạn cần am hiểu về cây cảnh mà mình đang làm.

Đi dây – Nguyên tắc uốn cây cảnh quan trọng nhất

Dây uốn cây cảnh phong thủy là dây bằng kẽm độ dày của dây bằng 1/3 độ lớn của cành. Với các cành lớn thì chập nhiều dây kẽm cùng kích thước vào là được.

Kẽm là kim loại mềm nhất, dễ uốn nhất và rất dai không nên sử dụng các kim loại khác để thay thế. Khi uốn cần lưu ý khoảng cách dây đều luôn cách nhau 1cm. Dây trước phải đè lên dây sau theo cùng một đường không được chồng chéo lên nhau.

Nhìn cách đi dây cho cây cảnh có đều và đẹp là biết bạn là người có biết chơi bonsai hay không. Nếu đi dây đúng cách sẽ làm tăng đáng kể vẻ đẹp cho cây.

Nến uốn cây cảnh theo hướng nào

Rất nhiều bạn uốn cây theo hình lò xo, tức là vừa uốn vừa xoắn. Cách này sai rồi rất dễ làm hư cành cây. Uốn đúng là bẻ lên bên phải nhếch lên trên sau đó bẻ lên bên trái nhếch xuống một chút. Lưu ý là khi bẻ ko được xoắn.

Một số nguyên tắc uốn cây cảnh phong thủy

Một số nguyên tắc uốn cây cảnh phong thủy

Khi bẻ tức là gấp khúc cành thì bẻ ở chỗ có dây kẽm đỡ phía sau. Bẻ ở chỗ không có dây kẽm đỡ sẽ gẫy cành. Khi bẻ hoặc xoắn dây tay cầm vào dây kẽm chứ ko được cầm vào cành cây. Hạn chế dùng lực vào cành mà chỉ dùng lực vào dây kẽm. Cành bị tổn thương trong quá trình uốn sẽ tắc nhựa và chậm ra lá sau này.

Chờ thời gian bao lâu thì tháo dây

Vào dây: đẹp nhất là thời điểm cành không quá non cũng không quá già. Cành quá non thì dễ gẫy, cành quá già thì hóa gỗ rất giòn.

Tháo dây: khi cành phát triển sẽ ăn vào dây, chậm tháo sẽ bị lõm. Vì thế phải canh 3-4 tháng phải tháo ra và đi dây mới.

Cắt giật cây cảnh

Cây cảnh bonsai phải có thế đầu voi đuôi chuột mới đẹp. Có nghĩa là gốc sẽ to và thu nhỏ dần lên trên đỉnh, tay cành cũng phải cân đối. Các cây tự nhiên rất ít khi đạt được điều này vì thế cần cắt giật.

Cách thực hiện rất đơn giản mỗi lần cắt ngang đợi cây mọc mầm rồi nuôi lớn bằng 2/3 gốc hoặc cành thì tiếp tục cắt giật tiếp. Sau khoảng 3-4 lần cắt giật cây sẽ đạt độ vót cao, tức là khá giống một cây cổ thụ thu nhỏ.

Cây hình chữ A vót dần lên đỉnh, tay cành cũng cần cắt giật để cho đạt độ cân bằng với thân gốc. Cách cắt giật này khá khó để miêu tả bằng chữ viết, bạn có thể tham khảo youtube có rất nhiều hướng dẫn về bước này.

Ngoài ra các cành trên cây cũng phải đảm bảo tỷ lệ với nhau. Tức cành 1 phải lớn hơn cành 2, cành 2 phải lớn hơn cành 3.

Cây cảnh được công nhận là đẹp khi

Có một số điểm lưu ý như sau trong nghệ thuật bonsai được quy ước và ghi chú trong các tài liệu cây cảnh.

  • Khi nhìn từ trên xuống các cành không được chồng chéo nhau.
  • Khi nhìn từ mặt trước phải thấy gối đầu của cành phong để tạo chiều sâu.
  • Cành 1, 2 , 3 và cành phong phải nằm đúng vị trí và tỷ lệ với nhau.
  • Rễ phải đều về các hướng và có xu hướng nở ra ngoài
  • Mặt chính của cây phải thoáng, đẹp không bị các cành che khuất.
  • Nhất đế, nhì thân mấy cái khác như tay cành có thể sửa sau.

Một cây bonsai đẹp có thể phải nuôi dưỡng cả chục năm. Cây thể hiện được trình độ và tâm hồn của nghệ nhân chơi cây cảnh. Một cây bonsai đẹp có thể là vô giá với chủ nhân bởi họ đã dồn rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế giá cả của cây bonsai là không cố định có thể là rất cao hoặc thấp.

Trên đây, là những nguyên tắc uốn cây cảnh quan trọng nhất để tăng giá trị của cây. Để có thêm nhiều kiến thức hữu ích, hãy theo dõi website TA – Decor nhé. Chúc bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *