Cây kim ngân hoa không chỉ mang lại tính thẩm mỹ cao và giá trị phong thủy tốt cho người sở hữu cây. Mà nó còn được xem là một loại thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Vậy bạn có biết cây kim ngân có tác dụng gì? Chữa được các loại bệnh nào? Tất cả sẽ được TA – Decor giải đáp trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về cây thảo dược kim ngân hoa
Cây kim ngân hoa là 1 vị thuốc trong Đông y, là một loại cây dây leo, thân dài, có khi đến hơn 10m. Cành non có màu xanh lục, có lông xung quanh thân cành, cành già có màu đỏ nhạt, cành nhẵn. Lá cây mọc đôi hoặc 3 lá một, hình trứng đầu thon nhọn, cuống ngắn, có lông mịn.
Hoa mọc thành chùm gồm 2 – 4 hoa. Hoa có dạng hình ống xẻ ở hai bên, bên lớn xẻ thành ba hoặc bốn thùy nhỏ. Ban đầu hoa có màu trắng, sau khi nở một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng. Trong cùng một thời điểm trên cây có cả hoa mới nở và hoa đã già, nên có màu trắng giống bạc và màu vàng như vàng nến cây được gọi là kim ngân.
Cây Kim Ngân Hoa có tác dụng gì trong y học?
Đa số mọi người đều biết cây kim ngân là một loại cây cảnh để sinh tài lộc (theo quan niệm phong thủy). Song trong Đông y, cây kim ngân hoa để làm thuốc lại là một loại cây thảo dược.
Cây kim ngân bắt đầu ra hoa trong khoảng từ tháng 6 – 7. Hoa kim ngân chứa tinh dầu, trong đó có α-pinen, geraniol, carvacrol, eugenol, đặc biệt là flavonoid gồm: luteolin, luteolin-7-glucosid, axit chlorogenic, lonicerin… Cành lá chứa saponin, axit chlorogenic.
Kim ngân hoa có các tác dụng điển hình như:
- Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn, trùng lỵ Shiga.
- Tác dụng trên đường huyết: Một số nhà khoa học Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân. Kết quả là những con thỏ uống nước sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 – 6 giờ mới trở lại bình thường so với những con không uống.
- Tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự đã nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có tác dụng ngăn chặn choáng phản vệ.
- Không độc tố: Cùng nghiên cứu về tác dụng của kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không có độc tố. Ông và các cộng sự đã cho chuột thực nghiệm uống rất nhiều nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều điều trị cho người. Kết quả, khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người nhận thấy các bộ phận đều bình thường.
Ngoài ra, cây kim ngân còn được sử dụng để chữa các chứng rối loạn nước tiểu, đau đầu, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và ung thư. Một số người sử dụng tác dụng của kim ngân hoa để tăng tiết mồ hôi, làm thuốc nhuận tràng, chống ngộ độc, ngừa thai, thoa lên da để điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.
Xem thêm: Cách trồng và kỹ thuật trồng cây kim ngân hoa đơn giản nhất
Vậy kim ngân hoa có thể chữa được bệnh nào?
Một số chứng bệnh thường được điều trị bằng cây kim ngân hoa bao gồm:
Kim ngân hoa điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa dị ứng: kim ngân hoa, kinh giới, ké đầu ngựa, lấy mỗi vị 6 gram, sau đó hãm hoặc sắc uống, liều lượng mỗi ngày một thang.
Kim ngân hoa điều trị cảm mạo phong nhiệt và dị ứng: các vị thuốc bao gồm kim ngân hoa, liên kiều, lấy mỗi vị 8gram, đối với bạc hà, cát cánh, ngưu bàng tử, thì mỗi vị 5 gram, đạm trúc diệp, kinh giới, đạm đậu xị, lấy mỗi vị 4 gram. Sử dụng dưới dạng thuốc tán với liều lượng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 12 gram.
Kim ngân hoa trong điều trị sốt xuất huyết: kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, lấy mỗi vị 20 gram. Hoa hòe (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao cháy), mỗi vị 16 gram. Liên kiều và hoàng cầm lấy mỗi vị 12 gram và chi tử 8gram. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Kim ngân hoa trong điều trị viêm gan virus: kim ngân hoa và xa tiền lấy mỗi vị 16gram, nhân trần 20 gram. Đối với hoàng cầm, đại phúc bì, hoạt thạch và mộc thông lấy mỗi vị 12 gram. Phục linh, đậu khấu và trư linh, lấy mỗi vị 8 gram và cam thảo lấy 4 gram, sau đó sắc uống.
Tóm lại, kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông, thuộc họ cơm cháy có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy thường được trồng làm cảnh trong nhà với mong muốn mang lại tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, cây kim ngân hoa còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít người biết tới như trừ phong nhiệt ở kinh lạc, cầm đi lỵ, đại tiện ra máu,… Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ thì bạn nên nhờ sự tư vấn của các lương y, bác sĩ chuyên khoa.
Tham khảo ngay: [Hỏi đáp] Tại sao cây kim ngân bị vàng lá? Cách khắc phục
Như vậy, bài viết này đã chia sẻ đến bạn vấn đề “ Cây kim ngân hoa có tác dụng gì ” và những loại bệnh mà kim ngân hoa có thể chữa được. Hãy theo dõi TA – Decor, để có thêm nhiều thông tin bổ ích hơn về cây cảnh phong thủy nhé! Chúc bạn một ngày tốt lành!